welcome to 08cq02
welcome to 08cq02
welcome to 08cq02
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

welcome to 08cq02

các bạn 08cq02 cute vào đây nhoa
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:11 pm

Câu1. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này? Vì sao mọi đường lối chủ trương của đảng, n hà nướcphải xuất phát từ thực tế?

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Vai trò của vật chất đối với ý thức
Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất.
Ý thức của con người không phải là sản phẩm chủ quan thuần tuý, cũng không phải có nguồn gốc từ một lực lượng siêu tự nhiên. Nó là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên và xã hội của ý thức đều do bản thân thế giới vật chất hoặc những dạng tồn tại của vật chất tạo ra, do đó vật chất là nguồn gốc của ý thức.
Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức; sự biến đổi của ý thức là sự phản ánh đối với sự biến đổi của vật chất. Vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
b. Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người:
Vai trò của ý thức đối với vật chất thực chất là vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp làm thay đổi được hiện thực, muốn thay đổi hiện thực cần phải có hoạt động vật chất. Song do mọi hoạt động của con người đều được ý thức chỉ đạo, nên ý thức trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan trên cơ sở đó giúp con người xác định mục tiêu, phương hướng, lựa chọn biện pháp, công cụ ... để thực hiện mục tiêu của mình.
Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực.
Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có nghị lực, ý chí, hành động hợp quy luật khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn, cải tạo được thế giới, đạt được mục đích của mình.
Nếu ý thức phản ánh sai hiện thực khách quan, khiến cho hành động của con người đi ngược lại quy luật khách quan thì những tác động ấy sẽ mang lại tác động tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, kìm hãm sự phát triển xã hội.
Chính vì thế, trong hoạt động thực tiễn, ngoài việc nhận thức đúng quy luật khách quan, còn cần phải phát huy cao độ tính năng động chủ quan, đồng thời chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, chống lại những tư tưởng lạc hậu, phản động, phản khoa học.
Ý nghĩa phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới; bản chất năng động, sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận là: Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật; nhận thức và hành động theo quy luật khách quan. Trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động.
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học, mặt khác phải tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học đồng thời phải tu dưỡng rèn luyện bản thân mình về đạo đức, ý chí, nghị lực.
Đảm bảo nguyên tắc tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huy năng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường tri thức khoa học...trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Vì sao mọi đường lối chủ trương của đảng, nhà nướcphải xuất phát từ thực tế?
GỢI Ý
Vì: (dự vào ý nghĩa phương pháp luận)
Tiêu chuẩn đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan thông qua chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước là sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, con người mới XHCN ngày càng hình thành rõ nét, xã hội ngày càng lành mạnh, chế độ XHCN ngày càng được cũng cố. Điều đó là điều kiện đảm bảo sự dẫn dắt đúng đắc của Đảng. Mọi chủ trương chính sách gây tác động ngược lại là biểu hiện sự vận dụng không đúng quy luật khách quan, cần phải được sửa đổi hay bãi bỏ kịp thời.



Về Đầu Trang Go down
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:12 pm

Câu 2: Phân tích về nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này? Vì sao trong công cuộc đổi mới chúng ta phải đổi mới toàn diện?
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Thí dụ: Mối liên hệ giữa điện tích dương và điện tích âm trong một nguyên tử; mối liên hệ giữa các nguyên tử, giữa các phân tử, giữa các vật thể; mối liên hệ giữa vô cơ với hữu cơ; giữa sinh vật với môi trường; giữa xã hội với tự nhiên; giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng; giữa các quốc gia, dân tộc; giữa các mặt, các bộ phận của đời sống xã hội; giữa tư duy với tồn tại; giữa các hình thức, giai đoạn nhận thức; giữa các hình thái ý thức xã hội…
Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.
Trong mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ phổ biến nhất là mối liên hệ giữa các mặt đối lập, mối liên hệ giữa lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng…
Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến trong phạm vi nhất định hoặc mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định.
b. Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan của các mối liên hệ
Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Sự quy định lẫn nhau, tác động và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng hoặc trong bản thân chúng là cái vốn có của nó, tồn tại không phụ thuộc vào ý chí con người; con người chỉ có khả năng nhận thức được những mối liên hệ đó.
Tính phổ biến của mối liên hệ
Phép biện chứng duy vật khẳng định: Không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm các yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống mở tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
Ph.Ăngghen chỉ rõ, tất cả thế giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp các vật thể khăng khít với nhau.... Việc các vật thể ấy đều có liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau, và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động”.
Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định mối liên hệ còn có tính phong phú, đa dạng. Tính chất này được biểu hiện ở chỗ:
- Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó.
- Cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có tính chất và vai trò khác nhau. Do đó, không thể đồng nhất tính chất, vị trí vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật nhất định. Căn cứ vào tính chất, đặc trưng của từng mối liên hệ, có thể phân loại thành các mối liên hệ sau:
- Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài.
- Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp
- Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu
- Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản
- Mối liên hệ cụ thể, mối liên hệ chung, mối liên hệ phổ biến
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, giữa các mặt của sự vật và trong sự tác động qua lại giữ sự vật đó với sự vật khác. Trên cơ sở đó có nhận thức và hành động đúng với thực tiễn khách quan.
“Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “ quan hệ gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả các mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc”
Đối lập với quan điểm biện chứng toàn diện thì quan điểm siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện. Nó không xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng; hoặc xem mặt này tách rời mặt kia, sự vật này tách rời sự vật khác.
Quan điểm toàn diện cũng khác với chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện. Chủ nghĩa chiết trung thì kết hợp các mặt một cách vô nguyên tắc, kết hợp những mặt vốn không có mối liên hệ với nhau hoặc không thể dung hợp được với nhau. Thuật nguỵ biện cường điệu một mặt, một mối liên hệ; hoặc lấy mặt thứ yếu làm mặt chủ yếu.
Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải kết hợp quan điểm toàn diện với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu việc nhận thức các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần xét đến tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tác động; xác định rõ vị trí vai trò khác nhau của mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để đưa ra các biện pháp đúng đắn phù hợp với đặc điểm cụ thể của đối tượng cần tác động nhằm tránh quan điểm phiến diện, siêu hình, máy móc.

Vì sao trong công cuộc đổi mới chúng ta phải đổi mới toàn diện?
GỢI Ý
Vì: - (dựa vào ý nghĩa phương pháp luận)
- công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đã đạt được những thành tựu to lớn, và có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Điều đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo. Nhờ đổi mới toàn diện mà nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Đổi mới toàn diện làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt đời sống kinh tế đất nước. sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường, độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới.



Về Đầu Trang Go down
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:13 pm

Câu 3: Phân tích nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của qua luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Để phát triển đất nước chúng ta cần phải giải quyết những mâu thuẩn cơ bản nào, và những biện pháp giải quyết những mâu thuẩn đó?
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật ở vị trí “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật; quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.
Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
Khái niệm mâu thuẫn
Quan điểm siêu hình: coi mâu thuẫn là cái đối lập phản lôgic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập.
Ngược lại, phép biện chứng quan niệm, mâu thuẫn để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập.
Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Ví dụ: điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa và dị hóa của một cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế...
Tính chất chung của mâu thuẫn
Tính khách quan và phổ biến: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy cũng tồn tại, vận động trên cơ sở các mâu thuẫn nội tại của các mặt đối lập của nó hoặc giữa nó với các sự vật, hiện tượng khác.
Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; giữ vị trí vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật. Đó là mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, đối kháng và không đối kháng...Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.
b. Quá trình vận động của mâu thuẫn
Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập
Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Xét về phương diện nào đó giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có một số yếu tố giống nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập bao hàm sự đồng nhất của nó.
Khái niệm sự đấu tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.
Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.
Vai trò của mâu thuẫn đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật: Sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới. “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được nguồn gốc, bản chất, khuynh hướng của sự vận động phát triển.
Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú do đó trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất.
Để phát triển đất nước chúng ta cần phải giải quyết những mâu thuẩn cơ bản nào, và những biện pháp giải quyết những mâu thuẩn đó?
GỢI Ý
+ Phát hiện và giải quyết mâu thuẩn giữa các thành phần kinh tế…
+ Phát triển mạnh mẻ nền kinh tế thị trường, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước XHCN
+ Đẩy mạnh sự hội nhập quốc tế, đồng thời nâng cao ý thức độc lập tự chủ.
+ kết hợp có nguyên tắc các mặt đối lập trong qua trình quan lý kinh tế.


Về Đầu Trang Go down
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:14 pm

Câu 4: Phân tich nội dung và trình bày ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại? Từ đó giải thích vì sao trong xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta phải trải qua thời kỳ lâu dài với nhiều chặng đường?
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến thể hiện hình thức và cách thức của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
a. Khái niệm chất, lượng
- Khái niệm “chất” dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
Chất của sự vật là các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật nhưng không đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi các thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi.
Chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể do đó việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối.
Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó.
- Khái niệm “lượng” dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật
Một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật.
Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng. Hai phương diện đó tồn tại một cách khách quan, tuy nhiên sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.
b. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Tính thống nhất giữa chất và lượng trong một sự vật
Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng.
Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất nhưng không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó mà chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
- Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất.
Sự vận động, biến đổicủa sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Lượng biến đổi trong phạm vi “độ” chưa làm chất thay đổi nhưng khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thay đổi về chất gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng; là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển đồng thời là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật.
- Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về chất thành những sự thay đổi về lượng: Khi chất mới ra đời, sẽ tác động trở lại lượng mới. Chất mới tác động tới lượng mới làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật.
Như vậy, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
Ý nghĩa phương pháp luận
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thức tiễn và nhận thức phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng.
- Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất định và ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích lũy về lượng để làm thay đổi chất của sự vật đồng thời phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật.
- Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn điểm nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ.
- Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do vậy cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
Giaỉ thich vì sao trong xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta phải trải qua thời kỳ lâu dài với nhiều chặng đường?
GỢI Ý
Ngày nay nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN hoàn toàn là một tất yếu khách quan. “Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường”. điều đó được giải thích như sau:
Thứ nhất, trong lịch sử xã hội loài người giữa các phương thức sản xuất (PTSX) cũ và PTSX mới sẽ thay thế nó bao giờ cũng có một thời kỳ quá độ (TKQĐ). Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển và thay thế nhau của các PTSX. Song, không phải PTSX này kết thúc hoàn toàn rồi mới nảy sinh PTSX khác. Giữa PTSX cũ bị thay thế và PTSX mới sẽ thay thế bao giờ cũng có một TKQĐ.

Thứ hai, cho đến nay, lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 PTSX. Nhưng, do đặc điểm lịch sử - cụ thể về không gian và thời gian, do những điều kiện đặc thù khách quan và chủ quan, bên ngoài và bên trong chi phối, không phải quốc gia nào cũng tuần tự trải qua tất cả các PTSX từ thấp đến cao theo một trình tự sơ đồ chung. Mà có những nước có thể bỏ qua một hoặc vài PTSX nào đó trong tiến trình phát triển của mình. Sự bỏ qua này đã và đang diễn ra trong lịch sử. Từ thực tiễn lịch sử xã hội có thể rút ra ba nhận xét: một là, khi vạch ra một sơ đồ tiến hóa xã hội từ PTSX thấp lên PTSX cao hơn là chúng ta đã trật tự hóa theo thời gian các trình độ phát triển của các nền văn minh nhân loại nằm rải rác trong không gian. Hai là, khi một PTSX đi đến chỗ kết thúc, thì xã hội có thể tiến lên một trong nhiều PTSX cao hơn, chứ không phải nhất thiết chỉ tiến lên một PTSX cao hơn. Ba là, nhận xét có tính chất khái quát: xã hội loài người nói chung thì nhất định phải trải qua cả năm PTSX, nhưng từng nước cụ thể thì không nhất thiết phải tuân thủ trải qua cả năm PTSX, mà có thể bỏ qua một hoặc vài PTSX để tiến lên PTSX cao hơn, tùy thuộc điều kiện lịch sử - cụ thể đặc thù của từng nước. Điều đó hoàn toàn phù hợp quy luật khách quan. Lênin viết “... tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới đã không loại trừ, mà trái lại, còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang những đặc điểm hoặc về hình thức, hoặc về trình tự của sự phát triển đó”

Thứ ba, cũng như lịch sử xã hội loài người nói chung, ngày nay, việc bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN quá độ lên CNXH ở nước ta là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Điều đó được quy định bởi: một là, trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay nước ta có những điều kiện khách quan bên ngoài và bên trong để quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Điều kiện bên ngoài là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, làm cho trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thế giới đã đạt đến trình độ cao, đã mở đầu giai đoạn mới của quá trình xã hội hóa sản xuất, tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế tạo khả năng hiện thực khách quan để nước ta tranh thủ về vốn, về vật chất - kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, nếu chúng ta thực hiện tốt đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Trong điều kiện kinh tế thế giới có bước nhảy vọt về cơ sở vật chất - kỹ thuật, xã hội loài người đòi hỏi phát triển lên một xã hội mới của nền văn minh cao hơn - đó là nền văn minh của kinh tế tri thức. Do đó, quá độ lên CNXH là con đường phát triển hợp quy luật khách quan. Sau CNTB nhất định phải là một chế độ xã hội tốt đẹp hơn - đó là chế độ XHCN. Với xu thế lịch sử như vậy đã xuất hiện con đường bỏ qua TBCN tiến lên CNXH. Điều kiện bên trong là nước ta đã giành được độc lập dân tộc, có chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây là điều kiện tiên quyết, có tính chất quyết định con đường quá độ lên CNXH ở nước ta. TKQĐ là thời kỳ mà trình độ kinh tế - xã hội chưa vượt ra khỏi tiến trình phát triển của CNTB, tiến trình đó phải được tiếp tục đẩy mạnh dưới chính quyền của giai cấp công nhân, mà hình thức thích hợp nhất là CNTB nhà nước và kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đó cũng là tư tưởng cốt lõi của Chính sách kinh tế mới (NEP) trong TKQĐ lên CNXH ở nước Nga Xô Viết do Lênin vạch ra. Việc thực hiện NEP đã đưa lại những thành tựu to lớn. Hai là, hai xu hướng phát triển khách quan của nền kinh tế nước ta và sự lựa chọn một trong hai xu hướng đó. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ nền nông nghiệp lạc hậu, mang nặng tính chất tự cung tự cấp, nền kinh tế nước ta nảy sinh một yêu cầu khách quan là: chuyển kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hóa và thúc đẩy sản xuất hàng hóa nhỏ phát triển lên thành sản xuất lớn dựa trên cơ sở kỹ thuật hiện đại. Để đáp ứng yêu cầu khách quan trên, nền kinh tế nước ta chứa đựng trong mình hai khả năng phát triển, hai xu hướng vận động. Và nền kinh tế nước ta có thể lựa chọn một trong hai hướng sau đây: Hướng thứ nhất, để nền kinh tế phát triển tự phát chuyển thành nền kinh tế TBCN, trên cơ sở phân hóa những người sản xuất hàng hóa nhỏ, do tác động của quy luật giá trị. Nhưng, đi theo hướng này, CNTB ra đời, thì dẫn đến những hậu quả sau: Chính quyền do chính nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã phải tốn bao xương máu mới giành được, sẽ mất; và chính nhân dân lao động lại rơi xuống địa vị người làm thuê và bị bóc lột.

Đi theo con đường TBCN thì không thể thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chúng ta không đi theo con đường TBCN vì thời đại ngày nay không phải là thời đại của CNTB. Theo quy luật phát triển của lịch sử thì CNTB không thể không bị phủ định. Đó là xu thế khách quan. CNTB là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn nó cũng phải được thay thế bằng một chế độ xã hội mới, mà giai đoạn đầu là CNXH. Chính TBCN cũng đã và đang tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật để chuyển sang CNXH. Hướng thứ hai, là thực hiện quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN dựa trên cơ sở củng cố chính quyền của dân, do dân và vì dân; dựa vào khối liên minh công - nông - trí thức để tổ chức và huy động mọi tiềm lực của các tầng lớp nhân dân, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH. Con đường này hoàn toàn mới mẻ và không ít khó khăn, nhưng giảm bớt được đau khổ cho nhân dân lao động. “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội...”. Những thành tựu đã đạt được qua gần hai mươi năm đổi mới đã chứng minh: chọn con đường thứ hai này là đúng hướng, phù hợp với lợi ích của cả dân tộc và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta, phù hợp với tiến trình phát triển của thời đại chúng ta. Bởi lẽ: chỉ có CNXH mới giải phóng được nhân dân lao động khỏi mọi áp bức, bất công, mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh: quy luật của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Chỉ có đi lên CNXH mới giữ được độc lập, tự do cho dân tộc, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, Bác Hồ đã chỉ ra rằng: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Chỉ có CNXH mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Và trong thực tiễn, CNXH không những đã trở thành động lực tinh thần, mà còn là sức mạnh vật chất to lớn góp phần đưa đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta. Quá trình cách mạng do Đảng ta lãnh đạo đã tạo những tiền đề cả vật chất và tinh thần để có thể “rút ngắn” quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên của xã hội. Vì thế, trong sự lựa chọn con đường đi lên cho mình, dân tộc ta đã chọn con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Đó là con đường phù hợp cả về lý luận và thực tiễn, cả về đặc điểm lịch sử - cụ thể trong nước và hoàn cảnh quốc tế.





Về Đầu Trang Go down
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:15 pm

Câu 5: phân tích nộ dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định? Từ đó giải thích trong thời kỳ đổi mới hiện nay tai sao nước ta phải kế thừa những giá trị tốt đẹp của dân tộc?
Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định, thể hiện khuynh hướng cơ bản phổ biến của mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; đó là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mạng tính chu kỳ “phủ định của phủ định”.
a. Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng
Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng:
Phủ định là khái niệm chỉ sự mất đi của sự vật này, sự ra đời của sự vật khác.
Phủ định biện chứng là sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật.
Với tư cách không chỉ là học thuyết về sự biến đổi nói chung mà căn bản là học thuyết về sự phát triển, phép biện chứng duy vật chú trọng phân tích không phải sự phủ định nói chung mà căn bản là sự phủ định biện chứng.
Hai đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng là tính khách quan và tính kế thừa.
Tính khách quan: Phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng; là kết quả tất yếu của của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật. Phủ định biện chứng là sự phủ định tự thân.
Tính kế thừa: Phủ định biện chứng có tính kế thừa những nhân tố hợp quy luật và loại bỏ các nhân tố phản quy luật. Phủ định biện chứng không phải là phủ định sạch trơn cái cũ mà trái lại cái mới ra đời trên cơ sở nhứng hạt nhân hợp lý của cái cũ để phát triển thành cái mới, tạo nên tính liên tục của sự phát triển.
b. Phủ định của phủ định
Phủ định biện chứng có vai trò to lớn đối với các quá trình vận động, phát triển
Phủ định biện chứng là dây chuyền vô tận. Trong quá trình vận động, phát triển, không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại vĩnh viễn. Sự vật ra đời, trải qua những giai đoạn nhất định rồi trở thành lỗi thời và bị thay thế bởi sự vật mới tiến bộ hơn. Sự vật mới này đến lượt nó cũng sẽ trở thành lỗi thời và bị thay thế bởi sự vật mới khác. Sự phát triển là quá trình vô tận không có sự phủ định cuối cùng.
Qua mỗi lần phủ định, sự vật loại bỏ được những yếu tố lạc hậu, lỗi thời, tích lũy những yếu tố mới, tiến bộ hơn. Do đó, sự phát triển thông qua phủ định biện chứng là quá trình đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Hình thức “phủ định của phủ định” của các quá trình vận động, phát triển:
Tính chất chu kỳ của các quá trình phát triẻn thường diễn ra theo hình thức “xoáy ốc”, đó cũng là tính chất phủ định của phủ định. Theo tính chất này, mỗi chu kỳ phát triển của sự vật thường trải qua hai lần phủ định cơ bản với ba hình thái tồn tại chủ yếu của nó, trong đó hình thái cuối mỗi chu kỳ lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn về trình độ phát triển nhờ kế thừa được những nhân tố tích cực và loại bỏ được những nhân tố tiêu cực qua hai lần phủ định.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự phát triển: đó không phải là sự phát triển theo đường thẳng mà theo hình thức “xoáy ốc”, thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên.
Tóm lại, nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển. Nhận xét về vai trò của quy luật này, Ph.Ăngghen khẳng định: “Phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và tư duy”.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó diễn ra không phải theo đường thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau. Tuy nhiên, tính đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu hiện của khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo quy luật. Do đó, cần phải nắm được bản chất, đặc điểm, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để xác định phương thức, biện pháp tác động thích hợp thúc đẩy sự phát triển.
Trong thế giới khách quan, cái cũ tất yếu sẽ bị thay thế bởi cái mới, đó là sự vận động có tính quy luật nhưng cũng cần phát huy vai trò của nhân tố chủ quan để thúc đẩy sự thay thế đó, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại, bảo thủ, kìm hãm sự ra đời của cái mới.
Cần phải có quan điểm biện chứng trong quá trình kế thừa sự phát triển. Quan điểm đó đòi hỏi không được phủ định hoàn toàn cái cũ tức phủ định sạch trơn nhưng cũng không được kế thừa toàn bộ cái cũ mà phải kế thừa các yếu tố hợp lý của cái cũ cho sự phát triển của cái mới, tức là kế thừa một cách khoa học.
giải thích trong thời kỳ đổi mới hiện nay tai sao nước ta phải kế thừa những giá trị tốt đẹp của dân tộc?

Về Đầu Trang Go down
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:15 pm

Câu 6: Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển LLSX? Từ đó trình bày sự hiểu biết của mình sự vận dụng quy luật này ở nước ta hiện nay?

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất và các yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức là tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
Lực lượng sản xuất bao gồm: Người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức...) và các tư liệu sản xuất (gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động) trong đó nhân tố người lao động giữ vai trò quyết định. Sở dĩ như vậy là vì suy đến cùng các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng của người lao động. Trong tư liệu sản xuất, nhân tố công cụ lao động do con người sáng tạo ra phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay, với sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất làm cho các tri thức khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển và chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
Lực lượng sản xuất phản ánh quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất. Thế nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra quá trình sản xuất hiện thực. Để quá trình sản sản xuất diễn ra còn phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất ấy.
Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình sản xuất.
Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữa vai trò quyết định.
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấ
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó. Trong quá trình sản xuất, không thể có sự kết hợp các yếu tố sản xuất diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định; ngược lại cũng không có quá trình sản xuất nào lại có thể diễn ra chỉ với những quan hệ sản xuất mà không có nội dung vật chất của nó. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau.
Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất được thể hiện ở chỗ:
- Lực lượng sản xuất thế nào thì quan hệ sản xuất phải thế ấy tức là quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Khi lực lượng sản xuất biến đổi quan hệ sản xuất sớm muộn cũng phải biến đổi theo.
- Lực lượng sản xuất quyết định cả ba mặt của quan hệ sản xuất tức là quyết định cả về chế độ sở hữu, cơ chế tổ chức quản lý và phương thức phân phối sản phẩm.
Tuy nhiên, quan hệ sản xuất với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất luôn có tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự tác động này diễn ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng của lực lượng sản xuất.
- Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ tạo ra tác động tích cực, thúc đẩy và tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.
- Nếu không phù hợp sẽ tạo ra tác động tiêu cực, tức là kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống nhất với nhau trong một phương thức sản xuất, tạo nên sự ổn định tương đối, đảm bảo sự tương thích giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

Lực lượng sản xuất không ngừng biến đổi, phát triển, tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải tái thiết lập quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này tuân theo quy luật “từ sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại”, “quy luật phủ định của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến, tuần tự lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình trình độ ngày càng cao hơn.
Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự vận động, phát triển các phương thức sản xuất. Nó là cơ sở để giải thích một cách khoa học về nguồn gốc sâu xa của toàn bộ hiện tượng xã hội và sự biến động trong đời sống chính trị, văn hóa của xã hội.
trình bày sự hiểu biết của mình sự vận dụng quy luật này ở nước ta hiện nay?
GỢI Ý
Thúc đẩy mạnh mẻ sự phát triển của lực lương sản xuất
Xây dựng các hình thức sở hữu, quản lý và phân phối cho phù hợp với trình độ hiện có của lực lượng sản xuất
Phát triển kiên định giữa vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển mạnh mẻ kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế trên cơ sở quán triệt quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.


Về Đầu Trang Go down
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:16 pm

Câu 7: Trinh bày mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? và bằng hiểu biết của mình trinh bày sự vận dụng mối liên hệ này ở nước ta hiện nay?
Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
a. Khái niệm, kết cấu cơ sở hạ tầng
Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
Cơ sở hạ tầng của xã hội, trong sự vận động của nó, được tạo nên bởi cả ba loại hình quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới tồn tại dưới hình thức mầm mống, đại biểu cho sự phát triển của xã hội tương lai, trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và giữ vai trò là đặc trưng cho chế độ kinh tế của một xã hội nhất định. Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với các tính chất: kế thừa, và phát triển.
Hệ thống quan hệ sản xuất hiện thực của một xã hội đóng vai trò hai mặt: một mặt là hình thức kinh tế cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và mặt khác với các quan hệ chính trị xã hội, nó đóng vai trò là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế, làm cơ sở cho sự thiết lập hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội đó.
b. Khái niệm kiến trúc thượng tầng
Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp. Từ giác độ chung nhất có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội (hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo...) và các thiết chế chính trị xã hội tương ứng của chúng (nhà nước, đảng, giáo hội...)
Trong xã hội có giai cấp, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thông thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Nhà nước là một bộ máy quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt trong xã hội có giai cấp đối kháng.
- Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống tổ chức đại biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển hoạt động của xã hội và công dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội, chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia.
- Về thực chất nhà nước là công cụ quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp của giai cấp thống trị, tức là giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước
Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội, chúng có quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng; kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng đã sản sinh ra nó.
a. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện trên nhiều phương diện:
Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng; nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng. Tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.
Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng; những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi trong kiến trúc thượng tầng; do đó sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với sự biến đổi của cơ sở hạ tầng.
Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ vai trò quyết định của kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của xã hội.
b. Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
Với tư cách là các hình thức phản ánh và được xác lập do nhu cầu của phát triển kinh tế, các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có vị trí độc lập tương đối của nó và thường xuyên có vai trò tác động trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng có thể thông qua nhiều phương thức, hình thức tùy thuộc vào bản chất của mỗi nhân tố trong kiến trúc thượng tầng, phụ thuộc vào vai trò, vị trí của nó và những điều kiện cụ thể.
Trong điều kiện kiến trúc thượng tầng có yếu tố nhà nước thì phương thức và hình thức tác động của các yếu tố khác tới cơ sở kinh tế phải thông qua nhân tố nhà nước và pháp luật mới thực sự phát huy vai trò thực tế của nó. Nhà nước là nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng theo nhiều xu hướng và mục tiêu, thậm chí các xu hướng không chỉ khác nhau mà còn có thể đối lập nhau, điều đó phản ánh tính chất mâu thuẫn lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ra theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực. Khi các yếu tố của kiến trúc thượng tầng phù hợp với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế nó sẽ tạo ra tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, ngược lại nếu các yếu tố của kiến trúc thượng tầng không phù hợp nó sẽ kìm hãm, phá hoại sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dù kiến trúc thượng tầng có tác động như thế nào tới cơ sở hạ tầng thì nó cũng không thể giữ vai trò quyết định cơ sở hạ tầng của xã hội.

bằng hiểu biết của mình trinh bày sự vận dụng mối liên hệ này ở nước ta hiện nay?
Gợi ý:
Đổi mới cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng, tronh đó lấy đổi mới cơ sở hạ tầng làm trọng tâm; trên cơ sở đó từng bước đổi mới kiến trúc thượng tầng.


Về Đầu Trang Go down
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:19 pm

Câu 8: Nêu và phân tích quan điểm của triết học Mac-Lênin về con người? từ đó liên hệ với việc xây dựng con người mới phát triển toàn diện ở nước ta hiện nay?
Con người và bản chất của con người
a. Khái niệm con người
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chững giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của con người
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người là giới tự nhiên, do đó trước hết con người có bản tính tự nhiên. Nghiên cứu, khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học để con người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân trong mọi hành vi hoạt động sáng tạo ra lịch sử.
Bản tính tự nhiên của con người thể hiện trên hai giác độ sau đây:
Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên, cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.
Thứ hai, con người là bộ phận của giới tự nhiên do đó những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người với giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên và làm biến đổi môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, con người cũng không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó có đặc tính xã hội. Bản tính xã hội của con người là bản tính đặc thù của nó trong quan hệ với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Bản tính xã hội của con người thể hiện ở các mặt sau:
Một là, nguồn gốc hình thành con người không chỉ là quá trình tiến hóa của giới tự nhiên mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người.
Hai là, sự tồn tại và phát triển của con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng biến đổi và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại trở thành tiền đề cho sự phát triển xã hội.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính mình. Vì vậy, để lý giải bản tính sáng tạo của con người cần kết hợp chặt chẽ cả hai phương diện tự nhiên và xã hội nhằm tránh rơi vào phiến diện, không triệt để, dẫn đến những sai lầm trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Bản chất của con người
Theo C.Mác, “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan điểm khác nhau và bản chất, “bản tính người” của con người song về cơ bản những quan niệm đó đều mang tính phiến diện, trừu tượng và duy tâm thần bí, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội.
Quan điểm của C.Mác đã khắc phục được hạn chế của quan điểm duy vật siêu hình về con người, trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện ra bản tính xã hội của nó, hơn nữa chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người, là cía phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên.
Năng lực sáng tạo lịch sử của con người và các điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của con người:
Con người làm ra lịch sử của chính mình. Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó là xuất phát từ sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử., khi những quan hệ này thay đổi thì cũng có sự thay đổi về bản chất của con người. Vì vậy, sự giải phóng bản chất con người cần phải hướng vào sự giải phóng những quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội của nó, thông qua đó mà phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người.
Không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định. Con người là sản phẩm của lịch sử, lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người lại sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó. Đây là biện chứng của mối quan hệ giữa con người – chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo ra và đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử đó.
Với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn tác động vào giới tự nhiên, cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu của mình thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận quan trọng sau đây:
Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người phải căn cứ cả vào phương diện tự nhiên và phương diện xã hội, trong đó vấn đề có tính quyết định là phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế xã hội của nó.
Hai là, động lực cơ bản của tiến bộ và phát triển của xã hội là năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải hướng vào việc giải phóng những quan hệ kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó có thể khẳng định giá trị căn bản nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế xã hội áp bức, bóc lột nhằm giải phóng con người, phát huy cao nhất năng lực sáng tạo của con người, đưa con người tới sự phát triển tự do và toàn diện.
liên hệ với việc xây dựng con người mới phát triển toàn diện ở nước ta hiện nay?
GỢI Ý
Xây dựng thái độ sống đúng đắn trong cán bộ và quần chúng nhân dân
Phát huy sức mạnh của nhân dân trong xây dựng, phát triển đất nước.

Về Đầu Trang Go down
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:22 pm

Câu11: Hàng hóa sức lao động là gì? Giải thich vì sao nó là hàng hóa đặc biệt?
+Sức lao động
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó sử dụng vào sx hh.
Trong mọi xh, sức lao động đều là yếu tố của sx nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá với hai điều kiện sau:
Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định,
Người lao động ko có TLSX, ko có khả năng bán cái gì ngoài sức lđ.
+Hàng hóa sức lao động
Hàng hoá slđ là một hàng hoá đặc biệt, vì nó tồn tại trong con người và người ta chỉ có thể bán nó trong một khoản thời gian nhất định. Vì thế giá trị và giá trị sử dụng của nó khác với hàng hoá thông thường.
Giá trị của hàng hoá slđ cũng do lượng lao động xh cần thiết để sx và tái sx ra slđ quyết định. Cho nên giá trị của hàng hoá slđ được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng hoá tiêu dùng mà người lao động dùng để tái sản xuất slđ để nuôi sống gia đình và chi phí học tập.
Mặc khác lượng giá trị hàng hoá slđ bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào đk lịch sử, đk sx của mỗi quốc gia...Giá trị slđ ko cố định : tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xh tăng làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng.
Giá trị sử dụng của hàng hoá slđ là khả năng thực hiện 1 loại lao động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của slđ phải phù hợp với yêu cầu của người sử dụng slđ. Vì thế việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn là điều mà người lao động phải thường xuyên quan tâm đến nếu ko muốn bị đào thải, thất nghiệp.
Trong quá trình lao động, slđ đã chuyển hoá toàn bộ những lao động quá khứ của TLSX và lao động mới của nó sang sản phẩm mới, vì thế nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của nó. Đây chính là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá slđ. nguồn gốc của sự tăng giá trị trong quá trình sx, nguồn gốc của sự giàu có, nguồn gốc của GTTD.
Câu 12: Trình bày nội dung sự tác động của quy luật giá trị? Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay quy luật giá trị tác động như thế nào?
nội dung sự tác động của quy luật giá trị

Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động sau:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau
+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
- Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo.
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay quy luật giá trị tác động như thế nào?
Về Đầu Trang Go down
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:23 pm

Câu 13: Học thuyết giá trị thặng dư được biểu hiện như thế nào trong chủ nghĩa tư bản hiện đại?

Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản bởi vì nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản. Không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản. Theo C. Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Chính vì vậy, Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.

Nội dung của quy luật này là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.
Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản; đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân
Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn.
Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

Giá trị thặng dự: là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân làm thuê tạo ra và bị nhả tư bản chiếm đoạt
Giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư thu được bằng cách kéo dài thời gian lao động trong ngày, giữ nguyên thời gian lao động cần thiết, năng suất lao động giá trị sức laoi động không thay đổi.
Giá trị thặng dư tương đối: được tạo ra bằng cách tăng năng suất lao động trong những ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động từ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên với điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn không thay đổi.
Giá trị thăng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư được tạo ra do áp dụng những thành tựu khoa học hiện đại làm hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa cho nên thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.
Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối chủa chủ nghĩa tư bản điều này được thề hiện như sau:
v Chủ nghĩa tư bản bằng mọi cách phải ra sức bốc lột sức lao động làm thuê và họ không từ bỏ thủ đoạn nào
v Nếu nhà tư bản có cố gắng tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt thì cũng vì mục đích tạo ra nhiều giá trị thặng dư
v Giá trị thặng dư là động lực thúc đậy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
v Cách bốc lột giá trị thặng dư hiện nay đã đươc điều chỉnh so với trước đây



Về Đầu Trang Go down
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:23 pm

Câu 14: Trình bày và phân tích sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? Để xây dựng giai cấp công nhận Việt Nam hiện nay chúng ta cần có những giải pháp nào?

Khái niệm giai cấp công nhân
- Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia và quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịc sử quá độ từ CNTB lên CNXH o các nước TBCN giai cấp CN là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê cho giai cấp tu sản và bị giai cấp tư sản bốc lột giá trị thặng dư, ở những nước XHCN họ là những người đã cùng nhân dân lao động lam chủ những TLSX chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
- Trong lịch sử phát triển của loài người các giai cấp chủ nô, địa chủ, tu sản, đã thực hiện một sứ mệnh lich sử của mình ở từng giai đoạn nhất định, trong giai đoạn hiện nay giai cấp công nhân có sứ mệnh lich sử như sau:
+ Thứ nhất: Xóa bỏ chế độ TBCN xây dựng chế độ xã hội mới_cộng sản chù nghĩa.
+ Thứ hai: Giải phóng giai cấp, con người, nhân loại ra khỏi mọi áp bức bất công bốc lột.
+Thứ ba: Thực hiện cải tạo các quan hệ xã hội, để xây dựng một xã hội mới tiến bộ, công bằng, tự do, hạnh phúc và dân chủ.
Giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trải qua một thời gian lâu dài, gian khổ, hó khăn và phước tạp.
Để xây dựng giai cấp công nhận Việt Nam hiện nay chúng ta cần có những giải pháp nào?

Để xây dựng GCCN vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, làm cơ sở xã hội, chỗ dựa vững chắc cho Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng ta cần có nhưng giải pháp sau:
Một là, Đảng, nhà nước cần tiếp tục kiên định lập trường GCCN, tăng cường và giữ vững bản chất GCCN của Đảng; xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược về GCCN gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ CNH - HĐH; xây dựng GCCN vững mạnh, xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Hai là, Đảng lãnh đạo Chính phủ phát huy mạnh mẽ hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện các chính sách đối với CNLĐ; Nhà nước sớm thể chế hoá những quan điểm, chủ trương lớn đã được thể hiện trong nghị quyết của Đảng thành cơ chế chính sách cụ thể, nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của GCCN…
Ba là, cần triển khai một cách có hiệu quả chủ trương từng bước trí thức hoá GCCN. Chất lượng GCCN có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, cần đầu tư mạnh hơn cho đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề cho CN, đặc biệt là CN trẻ, CN xuất thân từ nông dân, CN nữ, nhằm phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu
Bốn là, Đảng cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho CNLĐ, để họ luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tinh thần phấn đấu vươn lên trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; xây dựng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp.
Về Đầu Trang Go down
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:23 pm

Câu 15: Nội dung của cuộc CMXHCN? Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng thành công CNXH Việt Nam là gi?
Nội dung của cuộc CMXHCN?
Về chính trị:
v Đập tan bộ máy nhà nước của chế độ củ
v Xây dựng một nền dân chủ nhân dân, phát huy năng lực làm chủ của nhân dân
v Xây dựng một bộ máy nhà nước để tiến hành quản lí điều hành xã hội
v Để hoàn thiện một hệ thống pháp luật để nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật
v Nâng cao trình độ dân trí để có một nền văn hóa chính trị
Về kinh tế;
Thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
Xây dựng quan hệ sản xuất mới xóa bỏ sự bốc lột, xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội
Thực hiện dân chủ về kinh tế tức là người lao động được quyền làm chủ về kinh tế
Thực hiện phân phối sản phẩm theo lao động, theo mức đóng góp và theo chính sách xã hội
Tích cực cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động tạo ra nhiều của cải làm giàu cho cá nhân và xã hội
Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng:
v Tuyên truyền rộng rãi và nâng cao nhận thức trong nhân dân về chủ nghĩa Mác-lênin những giá trị tốt đẹp của tư tưởng nhân loại
v Phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thời đại
v Xây dựng lới sống văn hóa xây dựng đời sống tinh thần phong phú đa dạng
v Tao mọi điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo văn hóa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng thành công CNXH Việt Nam là gi?
(dựa vào nội dung của CNXH, ct,kt,vh)
Cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm góp phần xây dựng hệ thống chính trị nói riêng và xây dựng nhà nước phấp quyền xã hội chủ nghĩa.
+ Gương mẫu và tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện mọi đường lối chủ trương của đảng, pháp luật của nhà nước. Nêu cao tinh thần học tập: Văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… Tích cực nghiên cứu khoa học, tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật, hăng hái tham gia các hoạt động sáng tạo
+ Thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới. Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Đặc biệt ở những lĩnh vực, địa bàn và đối tượng khó khăn.
+Nêu cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ, tinh thần cách mạng, giữ gin an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…
Về Đầu Trang Go down
MsQueen
Lớp phó
Lớp phó



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 01/02/2011
Age : 31
Đến từ : Tuy Hoà-Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 03, 2011 7:24 pm

Câu 16: Trình bày và phân tích những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội? từ đó liên hệ với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
Trình bày và phân tích những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội (đây là thời kì chủ nghĩa cộng sản ở trình độ thấp)
Một xã hội có nền đại công nghiệp
Thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
Tổ chức lao động và kĩ luật lao động mới
Phân phối theo lao động là nguyên tắc cơ bản
Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhận, tình nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân
Con người được giải phóng khỏi áp bức bốc lột, thực hiện bình đảng và con người có điều kiện để phát triển toàn diện
liên hệ với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chù và văn minh
Một xã hội do nhân dân làm chủ
Một xã hội có nền kinh tế phát triển cao với lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp
Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Con người được giải phóng khỏi áp bức bất công, được tự do, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn điện cá nhân.
Về Đầu Trang Go down
pemun
thành viên mới
thành viên mới
pemun


Tổng số bài gửi : 9
Join date : 01/02/2011
Age : 32
Đến từ : binh duong

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: h0j xju   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeTue Feb 15, 2011 6:39 pm

hjx...nhju do hox chax chjt w0a pa` k0n..thuj ke jh. uj nhug ma` ch0 tuj h0j la may cau tl d0 lay tu tren mag xu0g hay la chep tr0g sach,v0 ra zj?hj... confused
Về Đầu Trang Go down
http://www.peng0c.web.com
Admin
Lớp trưởng_Loctan
Lớp trưởng_Loctan
Admin


Tổng số bài gửi : 74
Join date : 27/01/2011
Age : 31

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeTue Feb 15, 2011 8:21 pm

toàn là trong sách vở đó nhỏ
Về Đầu Trang Go down
https://08cq02.forumvi.com
pemun
thành viên mới
thành viên mới
pemun


Tổng số bài gửi : 9
Join date : 01/02/2011
Age : 32
Đến từ : binh duong

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeThu Feb 17, 2011 4:15 pm

ua` zj hak...!thanhk 0g nhju` nh0a.khj na0` c0 ljch thj m0n mac_lenjn thj nh0 up len ch0 tuj tuj pjt zj' Very Happy
Về Đầu Trang Go down
http://www.peng0c.web.com
Khách vi
Khách viếng thăm




ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeFri Feb 18, 2011 6:58 pm

Post nhiều quá nhìn chóng mặt quá!
Trong sách có quá trời đó =))
Về Đầu Trang Go down
cobengoc
thành viên mới
thành viên mới



Tổng số bài gửi : 4
Join date : 25/02/2011
Age : 35
Đến từ : Ninh Hòa - Khánh Hòa

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitimeMon Feb 28, 2011 10:37 am

sao thiếu mấy câu vậy pro ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN 106 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN 106ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN 31
Về Đầu Trang Go down
http://ninhhoait.com
Sponsored content





ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÁC-LÊNIN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» đề cương lịch sử học thuyết kt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
welcome to 08cq02 :: tư liệu học tập-
Chuyển đến